Sân thượng chính là nơi cao nhất của ngôi nhà và nó luôn phải chịu tác động của nhiều tác nhân gây hại như nắng, mưa… khiến trần nhà bị thấm. Bởi vậy việc phải thi công chống thấm là rất cần thiết. Bài viết dưới đây Nhuận Phát sẽ chỉ ra giúp bạn các cách chống thấm sân thượng hiệu quả và chất lượng nhất.

Dấu hiệu sân thượng bị thấm 

chong-tham-san-thuong-hieu-qua-va-chat-luong1

Các dấu hiệu cho thấy sân thượng của bạn đang có dấu hiệu bị thấm:

- Trên bề mặt bắt đầu có sự xuất hiện của các vết nứt, vết chân chim và nó bị mở rộng theo thời gian.

- Sàn sân thượng bị nghiêng, lún gạch bị bung lên hoặc vỡ.

- Xuất hiện nhiều rong rêu gây mất thẩm mỹ.

- Trần dưới sân thượng có tình trạng bị nước ngấm vào và bề mặt bê tông dễ bị sủi bọt  khi trời mưa.

Lý do sân thượng bị thấm 

Các nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng sân thượng bị thấm 

- Thiết kế sàn mái sân thượng không đạt chuẩn độ dốc yêu cầu. Không có máng hứng thoát nước, khiến nước mưa đọng lâu và ngấm xuống.

- Khi thi công chống thấm dùng vật liệu chống thấm sàn mái bê tông không đạt chất lượng: Do đó dẫn đến tính đàn hồi kém, nhanh co ngót, rạn nứt, không ngăn nước được tối ưu.

- Thi công làm sân thượng không đảm bảo kỹ thuật: Vậy nên bề mặt nhanh chóng bị xuống cấp, nước dễ dàng thấm qua.

- Do thời tiết nước ta là khí hậu ẩm mưa nắng thất thường khiến sân thượng liên tục bị co giãn.

- Tuổi thọ ngôi nhà đã khá cao.

Thấm sân thượng ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống hằng ngày?

chong-tham-san-thuong-hieu-qua-va-chat-luong3

Sân thượng bị thấm ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày của toàn bộ thành viên trong gia đình. Cụ thể:

- Ngôi nhà thường xuyên bị thấm dột sẽ dễ gây ra ẩm mốc một phần làm mất vẻ đẹp mỹ quan của ngôi nhà một phần ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp của các thành viên trong gia đình.

- Nước chảy xuống nhà nhiều sẽ tạo thành các vũng nước lớn ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình di chuyển trong nhà.

- Nhà nhanh bị xuống cấp do dàn cốt thép bên trong sẽ bị oxi hóa nhanh hơn khi phải tiếp xúc với nước.

- Tường nhà bị xuất hiện các vết ố vàng, đen.

Các  cách chống thấm sân thượng hiệu quả nhất

Dưới đây là các cách chống thấm sân thượng thông dụng nhất:

Chống thấm bằng xi măng

Cách chống thấm bằng xi măng thường được chia làm 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Đầu tiên trước khi tiến hành chống thấm cần phải chuẩn bị xi măng trắng hoặc đen tùy ý và các dịch vụ máy móc hỗ trợ cho quá trình thi công. Đặc biệt là cần phải vệ sinh thật sạch sẽ khu vực tiến hành chống thấm.

Bước 2: Tiến hành pha xi măng cùng với nước với tỷ lệ phù hợp và phải đảm bảo có độ sền sệt liên kết được nhưng không nên quá đặc.

Bước 3: Sử dụng con lăn để quét xi măng chống thấm lên bề mặt sân thượng. Có thể chia ra thành hai lớp để quét.

Bước 4: Để ngăn ngừa việc khô quá nhanh do môi trường bạn có thể sử dụng bao, túi, lưới… để chắn bề mặt lại. Tránh ảnh hưởng lớp xi măng mới quét, làm giảm giá trị chống thấm và mất thẩm mỹ công trình.

Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Quy trình cách chống thấm sân thượng bằng nhựa đường:

Bước 1: Chuẩn bị nhựa đường, phụ gia, gạch lát và các dụng cụ hỗ trợ như cây lăn, chổi quét, bay,...

Bước 2: Dọn dẹp sạch sẽ, kỹ lưỡng các vụn vữa, bụi bẩn, mảng rêu bám trên sân thượng.

Bước 3: Quét một lớp phụ gia chống thấm lên bề mặt sân thượng.

Bước 4: Đun nóng nhựa đường và quét toàn bộ lên phần phụ gia chống thấm vừa sử dụng.

Bước 5: Tiến hành ngâm nước trong 24 tiếng.

Bước 6: Sau 24 tiếng không còn hiện tượng bị thấm dột nữa thì sẽ lát một lớp gạch phủ kín bên trên bề mặt lớp nhựa đường.

Bước 7: Hoàn thiện và bàn giao lại công trình cho khách hàng.

Tổng quan

Bài viết trên Nhuận Phát đã chỉ ra cho bạn thấy được dấu hiệu, nguyên nhân, ảnh hưởng và cách chống thấm sân thượng. Nếu gia đình bạn đang gặp tình trạng bị thấm dột hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để tính trạng này nhanh được chấm dứt nhất có thể.