Thấm dột tạo ra nhiều muộn phiền lo âu của rất nhiều hộ gia đình ở Việt Nam khi đến mùa mưa. Nó khiến cho căn nhà của bạn trở nên ẩm mốc, hôi hám và bí bách bầu không khí. Bài viết dưới đây Nhuận Phát sẽ hướng dẫn bạn các cách chống thấm dột trần nhà nhanh gọn và đạt hiệu quả cao.

Các nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột trần nhà

Các nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng trận nhà bị thấm dột:

- Trong quá trình thi công việc sử dụng các vận dụng không đảm bảo sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng trần nhà bị thấm dột.

- Kết cấu lúc thực hiện quy trình thép đan xen bê tông không đạt yêu cầu, sử dụng bê tông kém chất lượng khi xây dựng làm cho nền xi măng bị xuống cấp.

- Hệ thống thoát nước được thi công kém chất lượng khiến cho nước bị đọng lâu ngày dẫn đến tình trạng trần nhà bị thấm.

- Trong quá trình thi công không áp dụng các biện pháp chống thấm ngay từ ban đầu.

- Ngoài các lý do trên thì các tác nhân khách quan bên ngoài như nắng, mưa sẽ làm tình trạng thấm dột trở nên nghiêm trọng hơn.

Các biện pháp chống thấm dột trần nhà hiệu quả

Dưới đây là các biện pháp chống thấm dột trần nhà phổ biến và hiệu quả được nhiều người sử dụng.

Sử dụng nhựa đường

Nhựa đường là chất có khả năng bám dính rất cao, sở hữu tính đàn hồi cùng với khả năng dẻo dai giúp dễ dàng khắc phục các vết nứt trên trần nhà. Quy trình sử dụng nhựa đường chống thấm dột trần nhà gồm 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Trước khi tiến hành chống thấm nên vệ sinh sạch sẽ trần nhà, bóc hết các vảy bên ngoài và sau đó quét một lớp phụ gia gốc nhựa đường và đợi khô.

Bước 2: Quét nhựa đường lên trần nhà và lưu ý phải dùng tay miết thật mạnh nhằm loại bỏ các túi khí bị rỗng ở bên dưới giúp đảm bảo có được lớp chống thấm tuyệt vời nhất.

Bước 3: Bơm thử nước lên 1 ngày xem còn hiện tượng thấm dột nữa hay không. 

Bước 4: Sau khi đảm bảo không còn xảy ra hiện tượng thấm dột nữa thì sẽ sử dụng xi măng để trát lên bề mặt nhựa đường khoảng chừng 3cm về phía trên.

Sử dụng keo chống thấm

Sử dụng keo chống thấm chính là biện pháp phổ biến nhất ở các gia đình Việt hiện nay.

Bước 1: Trước khi tiến hành quy trình chống thấm trần nhà, bạn nên vệ sinh làm sạch trần, bóc hết các lớp vảy bên ngoài.

Bước 2: Quét một lớp keo mỏng lên bề mặt trần nhà lấp kín các lỗ chân chim và vết nứt trên đó. Sau khi lớp keo thứ nhất khô sẽ tiến hành quét lên lớp keo thứ hai lên bề bề mặt trước đó.

Bước 3: Kiểm tra và hoàn thiện công trình đạt tiêu chuẩn và bàn giao lại cho chủ nhà.

Sử dụng phương pháp khò nóng

Đây là phương pháp chống thấm trần nhà tuyệt đối nhất, không độc hại, an toàn cho sức khỏe của con người cũng như môi trường xung quanh.

Bước 1: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ trần nhà.

Bước 2: Tiếp đó, đo cắt màng chống thấm với yêu cầu cần cắt các mép nối cần chồng lấn lên nhau từ 50 - 60 mm.

Bước 3: Sau đó quét một lớp lót mỏng phụ gia chống thấm lên bề mặt sàn để tăng cường độ bám dính.

Bước 4: Sử dụng đèn khò gas khò phần dưới của màng đến khi bề mặt chất phụ gia chống dính có độ nóng và bắt đầu chảy mềm và những nơi chồng lấn thì dùng đèn khò đốt nóng chảy mép màng.

Bước 5: Bơm một lớp nước vào và theo dõi trong 24 giờ nếu không có hiện tượng thấm dột là đã thành công chống thấm dột nhà bằng phương pháp khò nóng.

Tổng quan

Trên đây là các cách chống thấm phổ biến nhất hiện nay trên thị trường. Nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm dột trần nhà hay nhanh tay liên hệ với Nhuận Phát để được xử lý nhanh gọn tình trạng đang diễn ra này.